Đúng 20h ngày 29/9, vở diễn “Soi gương” sẽ được phát sóng thông qua App Sự kiện của Truyền hình FPT. Vở kịch tương tác trên truyền hình đầu tiên ở VN này là sản phẩm của sự hợp tác giữa Truyền hình FPT và Nhà hát Tuổi trẻ. Với những tên tuổi như "GS Xoay" Đinh Tiến Dũng (biên kịch, đạo diễn), NSƯT Chí Trung (đạo diễn) cùng dàn diễn viên vô cùng quen thuộc với khán giả như Tú Oanh, NSƯT Ngọc Huyền, Bá Anh, chắc chắn đây sẽ là một tác phẩm rất đáng mong đợi.
Vở kịch này sẽ mở màn cho chương trình Kịch tương tác phát sóng mỗi tối thứ Sáu hằng tuần. Điểm khác biệt của loại hình này là với cùng một vở kịch, ở những điểm “nút”, khán giả có thể chọn “ngã rẽ” cho các nhân vật thông qua quan điểm riêng của mình chỉ bằng việc bấm điều khiển TV. Như vậy, vấn đề gây bàn cãi muôn thủa của loại kịch truyền thống là “kết thúc mở” hay phải là “kết thúc có hậu” sẽ không còn tồn ở nữa.
Ai từng xem kịch nói hay một bộ phim truyền hình chắc chắn đã trải qua những cảm xúc “tức điên lên được” khi một nhân vật yêu thích lại không có được kết cục có hậu; hay từng chê bai vở kịch, bộ phim trở nên nhạt nhẽo khi kết thúc theo một cách quá đơn giản…
Đó là vấn đề của kịch truyền thống và cũng là vấn đề của truyền hình truyền thống: Khán giả luôn là người tiêu cực. Khi đã ngồi vào ghế trong khán phòng cũng như khi đã bật một chương trình truyền hình, khán giả sẽ phải theo dõi những thứ mà nhà sản xuất đưa ra.
Tùy theo cảm xúc và mong muốn của mình, khán giả có thể lựa chọn cái kết cho vở kịch theo những hướng khác nhau. |
Kịch tương tác cho phép khán giả chủ động ở rạp hát, truyền hình tương tác sẽ cho khán giả chủ động trước màn hình tivi. Vậy Kịch tương tác trên truyền hình thì sao? Nó sẽ cho phép khán giả xem kịch một cách chủ động trên truyền hình.
Loại hình này đem lại nhiều lợi ích cho khán giả là điều không cần bàn thêm. Nhưng với nhà sản xuất, việc sản xuất một chương trình như vậy sẽ khó khăn và tốn kém hơn một chương trình truyền thống rất nhiều. Để có được nhiều sự biến hóa chiều lòng khán giả, cùng một cốt truyện, đội ngũ sản xuất đã phải đưa ra nhiều kịch bản phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau; Các diễn viên thay vì diễn một lần như thường ngày, họ sẽ phải diễn thêm nhiều lần để có những cái kết khác nhau.
Chấp nhận khó khăn, chịu đầu tư chi phí cao hơn chứng tỏ một điều FPT đang làm hết sức để chiều lòng Người dùng của mình. Theo anh Đinh Tiến Dũng, Giám đốc Sáng tạo Truyền hình FPT, đội ngũ sản xuất hy vọng khán giả sẽ có những phút giây thư giãn thoải mái và có cơ hội bộc bạch quan điểm, tự quyết định thái độ ứng xử một cách tích cực để góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cá thể hóa và quan tâm tới cảm xúc của từng đối tượng Người dùng đang là cách làm đem lại thành công cho nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Truyền hình FPT, với tư tưởng luôn sáng tạo vì người dùng, sẽ không chỉ dừng lại ở Kịch tương tác mà sẽ có rất nhiều chương trình truyền hình tương tác khác ra đời để thay đổi hẳn thói quen xem tivi của Người dùng từ tiêu cực sang chủ động hơn.
Trước đó, Mở két - game show truyền hình tương tác đầu tiên - được ra mắt cũng do đội ngũ sản xuất và phát triển sản phẩm của Truyền hình FPT thực hiện dựa trên thị hiếu và nhu cầu giải trí, sở thích và trải nghiệm của người dùng VN. Mở két được lên ý tưởng và lập trình trong vòng 3 tháng. Mỗi tuần chương trình có một số, mỗi số gồm một giải Nhất, 10 giải Khuyến khích may mắn. Theo đó, khán giả xem tivi ở nhà sẽ được trải nghiệm các câu hỏi hóc búa, hài hước đa dạng về các thể loại như văn hóa, giải trí, ẩm thực, du lịch, xã hội… thông qua bốn phím điều hướng trên điều khiển từ xa (remote) để đưa ra lựa chọn đáp án của mình và bấm phím “OK” để xác nhận đáp án cuối cùng.
Ngoài các kênh truyền hình trong nước và quốc tế, Người dùng còn được chủ động lựa chọn bất kỳ chương trình nào trong kho nội dung giải trí với hàng nghìn đầu nội dung được cập nhật mỗi ngày để xem vào bất cứ lúc nào.
Nguyễn Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét