Ngày 14/10, chương trình phỏng vấn học bổng MBA đã diễn ra cả 2 điểm Hà Nội và TP HCM, các thí sinh ở Đà Nẵng tham gia phỏng vấn qua Skype với Hội động giám khảo ở Hà Nội - là những doanh nhân nổi tiếng ở VN như Phó Tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo; Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng VIB Trịnh Thanh Bình; Phó Chủ tịch TPBank Lê Quang Tiến...
Tại buổi phỏng vấn, các thí sinh sẽ chia thành các nhóm gồm 3 người và 3 thí sinh đó sẽ tham gia phỏng vấn cùng một lượt. Mỗi thí sinh có 5 phút để giới thiệu bản thân và nhận câu hỏi tình huống từ Hội đồng giám khảo. Sau 5 phút chuẩn bị, mỗi thí sinh sẽ có 15 phút để trả lời và phản biện lại những câu hỏi đặt ra từ Hội đồng và các thí sinh cùng tham gia thi.
Nhóm 3 thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn với Hội đồng giám khảo cùng một lúc. |
Những câu hỏi được lấy từ những tình huống thực tế trong cuộc sống đòi hỏi kiến thức, sự hiểu biết và tư duy lãnh đạo, giải quyết vấn đề từ các thí sinh như: Bạn sẽ cần chuẩn bị những gì để đón đầu cuộc CMCN 4.0; Anh chị có ủng hộ mô hình kinh doanh Taxi như Uber và Grab ở VN không; Anh chị chọn trở thành chủ quán ăn có 30 nhân viên với mức lương 150 triệu/ tháng hay CEO một đơn vị nước ngoài chuyên trách 300 nhân viên ở VN với mức lương 200 triệu/tháng?...
Khi nhận được câu hỏi về so sánh giữa mô hình kinh doanh của Uber và Grab so với taxi truyền thống, các thí sinh đều có chung quan điểm Uber và Grab đang có độ phủ lớn hơn và được yêu thích hơn so với taxi truyền thống. Có 2 yếu tố quyết định tới vấn đề này là Uber và Grab không phải chịu thuế như taxi truyền thống nên giá cả dễ chịu hơn rất nhiều, bên cạnh đó, do đây là mô hình đi chung xe, hầu hết là xe cá nhân đăng ký nên chất lượng về nội thất xe cũng tốt hơn rất nhiều.
Các câu hỏi tình huống được sử dụng để kiểm tra kiến thức, hiểu biết và tư duy của các thí sinh. |
Mô hình này cũng có một điểm yếu là vào giờ cao điểm hoặc thời tiết không thuận lợi, giá cả sẽ bị điều chỉnh lên cao gấp nhiều lần so với mức thường nhật và chắc chắn sẽ cao hơn cả taxi truyền thống. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố có thể giúp taxi truyền thống chiến thắng được 2 ông lớn này.
Nói về việc lãnh đạo nhà nước có nên loại bỏ, cấm Uber và Grab hoạt động ở VN hay không, các thành viên đều thống nhất câu trả lời, thay vì loại trừ Uber và Grab, taxi truyền thống nên công nghệ hóa quy trình đặt xe, cải thiện nội thất taxi để nâng cao chất lượng dịch vụ cho KH, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
Tuy nhiên, Phó TGĐ FPT Đỗ Cao Bảo cho rằng, vấn đề về giá cả không phải là yếu tố quyết định việc có nên loại bỏ Uber hay Grab: "Ưu điểm tuyệt đối của Uber Grab là giảm thiểu số lượng xe không chạy trên đường, giảm lượng sử dụng nhiên liệu, giảm lượng khí thải, ô nhiễm, tránh tắc đường. Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng xe chạy không có khác trên đường của taxi truyền thống là 50% còn con số đó của Uber và Grab tổng lại chỉ là 20%".
Phó TGĐ FPT Đỗ Cao Bảo (trái) và Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng VIB Trịnh Thanh Bình. |
"Lợi ích xã hội là rõ ràng, taxi truyền thống muốn cạnh tranh thì phải thay đổi, thay vì loại bỏ, hãy kết nối 2 bên với nhau để cùng nâng cao tính cạnh tranh mang tới những chất lượng phục vụ tốt nhất", anh Bảo nói.
Ngoài ra, ban giám khảo cũng gợi ý cho các thí sinh, tình huống này là ví dụ điển hình cho việc phân tích, tìm ra ý tưởng kinh doanh trong cuộc sống là rất nhiều, nếu bạn muốn start-up hoặc kinh doanh, cần phân tích những bài toán như thế này để tận dụng.
Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi để nhận học bổng, các ứng viên cũng đã có thêm những kiến thức, cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, sâu sắc trước những chia sẻ thú vị từ Hội đồng giám khảo. Buổi phỏng vấn cũng là cơ hội để những người hiện đang giữ các vai trò quan trọng trong công ty có thể tham vấn thêm ý kiến của các "tiền bối", hay những người ấp ú ý định khởi nghiệp có những cái nhìn thức tế, biết các phân tích các bài toán, lập kế hoạch để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho riêng mình.
Phó Chủ tịch TP Bank Lê Quang Tiến (trái) và Giám đốc Deboild VN Đinh Quyết Thắng |
Để được cấp học bổng, các thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi gồm vòng tham gia làm bài trắc nghiêm Trực tuyến (từ ngày 19/9 - 12/10) và vòng phỏng vấn trực tiếp với hội đồng giám khảo (diễn ra trong 2 ngày 30/09 và 14/10/)
Đối tượng tham gia xét học bổng phải là công dân VN, đủ điều kiện nộp hồ sơ thi tuyển các chương trình đào tạo sau đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc; Có tố chất lãnh đạo, tham vọng và quyết tâm. Những ứng viên được ưu tiên cấp học bổng cao gồm: Những cá nhân xuất sắc thuộc các công ty, tập đoàn trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN - VNR500; Các nhân vật showbiz; Những người có tầm tác động với cộng đồng, có tiềm năng đóng góp cho cộng đồng do ban giám khảo kiểm tra.
Việc cấp và xét mức học bổng sẽ được hội đồng giám khảo quyết định dựa trên 4 nhóm tiêu chí gồm điểm số vòng thi Trực tuyến; bằng, bảng điểm đại học, chứng chỉ; loại giải thưởng và tầm tác động trong công tác, trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao hoặc trên mạng xã hội; Và phần miêu tả được tố chất đam mê trong vòng phỏng vấn.
Viện Quản trị Kinh doanh FSB là đơn vị có 20 năm kinh nghiệm đào tạo Quản trị Kinh doanh, đã đào tạo hơn 10.000 nhà quản trị đang nắm giữ những trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp ở VN. kô chỉ là nơi đào tạo ra hàng ngàn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, FSB còn là đối tác đào tạo của Top 10 doanh nghiệp hàng đầu VN và hơn 200 doanh nghiệp khác. Viện Quản trị Kinh doanh FSB (thuộc ĐH FPT) luôn nằm trong Top 3 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất VN theo bình chọn của Eduniversal 5 năm liên tiếp từ 2011 đến nay. Đại học FPT cũng được tổ chức QS Stars xếp hạng 3 sao, trong đó tiêu chí chất lượng đạt chuẩn 5 sao cả về giảng dạy Đại học và Sau Đại học. FSB giành quỹ học bổng gần 4 tỷ đồng với gần 200 suất, quỹ học bổng được chia làm 5 mức khác nhau tùy theo năng lực cụ thể của ứng viên, trong đó mức cao nhất là trị giá tương đương với 50% học phí chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (QTKD) FeMBA (FPT Executive MBA) với chuyên ngành QTKD và tài chính ngân hàng hoặc 30% học phí chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh cao cấp hướng tới đào tạo những nhà lãnh đạo đẳng cấp châu Á (SeMBA - Senior Executive MBA) với mong muốn phát hiện những ứng viên có tố chất đam mê nổi trội để tẩm bổ thành những nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai. |
Đức Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét