Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Sim di động ở Myanmar giảm hơn 1.000 lần sau 10 năm

Gần 10 năm trước, điện thoại di động là món hàng xa xỉ với người dân Myanmar, và mỗi chiếc sim điện thoại đều do Nhà nước độc quyền cung cấp với giá "không tưởng". Nhưng ngày nay, quốc gia này đầy ắp điện thoại thông minh, sim giá rẻ và một nền văn hóa trên nền tảng Internet đầy sôi động.

77764350-dsc-3019.jpg

Theo BBC, khi công ty viễn thông của Myanmar - MPT ra mắt dịch vụ di động năm 2000, giá mỗi chiếc simcard ở đây lên tới hơn 5.000 USD ở thị trường chợ đen. Đây là mức giá "không tưởng" với đất nước có thu nhập bình quân chỉ gần 100 USD mỗi tháng. Bên cạnh đó, dịch vụ viễn thông lại bị kiểm soát chặt do lo ngại bất ổn chính trị.

Ảnh dịch vụ cho gọi nhờ điện thoại bàn không còn là ngành kinh doanh hấp dẫn ở Myanmar khi thị trường viễn thông di dộng bùng nổ. Ảnh: BBC.

Myanmar chính thức mở cửa thị trường viễn thông di động vào năm 2014, sau một thời gian dài duy trì chế độ độc quyền quốc doanh của Myanmar Posts and Telecommunications (MPT).

Khi đó, nhà mạng Telenor (Nauy) và Ooredoo (Qatar) là những công ty nước ngoài đầu tiên tham gia thị trường viễn thông của Myanmar sau khi quốc gia này thực hiện chính sách cách tân. Năm 2014, khi mới vào Myanmar, lãnh đạo hai nhà mạng này cam kết sẽ làm cho giá sim xuống dưới 2 USD hoặc thấp hơn nữa.

Hai hãng viễn thông nước ngoài đã đẩy số lượng người dùng di động tăng chóng mặt. Nikkei dẫn số liệu từ Chính phủ Myanmar, tỷ lệ sử dụng diện thoại di động của quốc gia này đã tăng vọt từ 9,5% lên 77,7% chỉ trong vòng 2 năm khi các công ty nước ngoài xâm nhập thị trường này. Đây được tụng ca là “một tốc độ kỷ lục trong lịch sử của ngành viễn thông di động”.

“Chúng tôi chưa từng bước vào thị trường nào mà nhu cầu hiện hữu rõ rệt như thế này”, Sigve Brekke, Chủ tịch thị trường châu Á của Telenor, cho hay. Myanmar là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á nhưng Brekke nói Telenor sẽ vươn tới thị trường đại chúng nhờ đi theo chiến lược từng thành công ở Ấn Độ dù họ là nhà đầu tư đến sau.

Thay vì bán dịch vụ thoại và Internet tiêu chuẩn, Telenor mở rộng dịch vụ cho các người dùng cá nhân. Chẳng hạn, khách chỉ cần vào Facebook với mức phí khiêm tốn, khoảng 2 cent/ngày (1 USD = 100 cent) hay gói thấp hơn, 8 cent một tuần. “Ở Myanmar, chúng tôi cung cấp gói 3G với giá trung bình 1-2 USD/người dùng/tháng nhưng vẫn có lãi”, Bekke nói.

Mới đây, chính quyền Myanmar vừa hài lòng cho phép thành lập một mạng di động liên doanh giữa Tập đoàn Viettel và một nhóm công ty địa phương. Nhóm công ty này bao gồm 11 doanh nghiệp, trong đó có hãng cung cấp dịch vụ Internet Yatanarpon Teleport (YTP). Và Viettel trở thành đại diện thứ hai của VN tham gia thị trường Myanmar, sau FPT.

Tại Myanmar, ngoài các thành phố lớn, hầu hết vùng nông thôn không có dịch vụ điện thoại cố định do thiếu các phương tiện truyền tải liên vùng. Theo báo cáo Green Power for Mobile Market Analysis, Myanmar hiện có khoảng 35,8 triệu thuê bao di động trên 62 triệu dân, tức mật độ thuê bao là 58/100. Trong khi đó, mật độ thuê bao di động của VN là 140/100. Những con số mật độ thuê bao cho thấy thị trường Myanmar đang có một sức tăng trưởng rất lớn. Thực tế là quy mô thị trường đã tăng gấp 7 lần chỉ trong hai năm từ 2013 đến 2015.

FPT-IS-620-9248-1487900658.jpg

Myanmar là một trong những thị trường mới nổi nằm trong trọng tâm chiến lược toàn cầu hóa của FPT. Thành lập vào năm 2013, FPT Myanmar tập trung kinh doanh các lĩnh vực Tích hợp hệ thống, Viễn thông, Đào tạo công nghệ thông tin, Dịch vụ quản trị doanh nghiệp (ERP).

Trước khi mở cửa thị trường viễn thông, Myanmar chỉ có 10% dân số tiếp cận với các dịch vụ di động. Sau sự khi có sự tham gia của Ooredoo và Telenor, số dân số được tiếp cận tăng lên vào khoảng 40%. Chính phủ Myanmar kỳ vọng tăng tỷ lệ những người đang có điện thoại từ 75-80% vào năm 2017.

Trong các nhà mạng, MPT chiếm thị phần lớn nhất với 18 triệu thuê bao, Telenor có 12 triệu thuê bao, còn Ooredoo khoảng 5,8 triệu thuê bao. Trong năm tới, Ooredoo cũng công bố kế hoạch chi 350 triệu USD để nâng cấp mạng lưới. Các công ty khác cũng đẩy nhanh sự ra mắt của dịch vụ 4G, dự báo sẽ kích thích mở rộng hơn nữa sự phát triển của smartphone.

Thị trường viễn thông Myanmar đang tràn đầy sức trẻ sẽ đặc biệt “lớn nhanh” trong những năm tới. Sachin Gupta, người đứng đầu mảng nghiên cứu viễn thông cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của hãng Nomura Holdings ở Singapore, cho rằng, kể cả khi ngành viễn thông của Myanmar đã trưởng thành, nó vẫn được coi thị trường đầy tiềm năng.

“Biên giới cuối cùng của ngành viễn thông là đây - Myanmar”, Cormack, CEO của nhà mạng Ooredoo, chia sẻ trên Forbes. “Không có gì hào hứng hơn thế”.

>>FPT và câu chuyện khát vọng đem công nghệ 'đổ bộ' Myanmar

Nguyên Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét