Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Ngành tài chính Myanmar - cơ hội rộng mở cho FPT và các nhà cung cấp ngoại

Theo Nikkei, các tập đoàn và công ty nước ngoài như Diebold, Hitachi đang đổ xô vào Myanmar để đầu tư, phát triển hạ tầng cho ngành tài chính, ngân hàng, đặc biệt là máy rút tiền tự động (ATM) và các giải pháp về tài chính, kế toán.

Năm 2015, có khoảng 1.800 máy ATM lắp đặt ở Myanmar và tỷ lệ này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trên 20% mỗi năm cho đến năm 2021.Số lượng chi nhánh ngân hàng trong nước đã tăng từ 1.300 (tháng 8/2014) đến hơn 1.700 (5/2016). Cũng trong khoảng thời gian này, số lượng các chi nhánh ngân hàng thương mại tăng gần 50%, từ 800 lên 1.200. Sự gia tăng của các ngân hàng thương mại đã kéo theo các dịch vụ ngân hàng nước này, từ chủ yếu dùng trên giấy chuyển sang định dạng số.

Mức tăng trưởng nhanh chóng của ngành tài chính, ngân hàng của Myanmar đang kéo theo sự phát triển của hàng loạt lĩnh vực liên quan.

Mức tăng trưởng nhanh chóng của ngành tài chính - ngân hàng của Myanmar đang kéo theo sự phát triển của hàng loạt lĩnh vực liên quan.

Tháng 8 năm ngoái, FPT - công ty phát triển phần mềm lớn nhất VN - đã hợp tác với công ty chuyển mạch tài chính - thanh toán quốc gia Myanmar (MPU) đầu tư xây dựng và triển khai toàn bộ hệ thống chuyển mạch tài chính theo mô hình chia sẻ lợi nhuận. FPT chuyển giao công nghệ để MPU thuê hệ thống trong 10 năm và hưởng phần trăm (%) từ việc thu phí trên các giao dịch điện tử.

Việc tham gia đầu tư vào dự án Hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia Myanmar của FPT là bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa nền kinh tế Myanmar vốn đang có 95% giao dịch tài chính bằng tiền mặt. Trước mắt có 24/40 tổ chức tài chính ở Myanmar sử dụng hệ thống này và con số sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Nền kinh tế Myanmar vốn đang có 95% giao dịch tài chính bằng tiền mặt.

Nền kinh tế Myanmar vốn đang có 95% giao dịch tài chính bằng tiền mặt.

Myanmar hiện có 55 triệu dân với 2.000 ATM, 4.000 POS và khoảng gần 2 triệu thẻ ATM các loại. Myanmar đang hướng tới một xã hội thanh toán phi tiền mặt. Do đó, trong thời gian tới, khi Hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia đi vào vận hành sẽ giúp quốc gia gần 55 triệu dân đẩy nhanh quá trình chuyển đổi giao dịch tiền mặt truyền thống sang nền công nghiệp thanh toán phi tiền mặt. Các dịch vụ nổi bật của ngành ngân hàng như Dịch vụ ATM, Dịch vụ thanh toán trên hệ thống POS, Thương mại điện tử (E-Commerce), Dịch vụ giá trị gia tăng trên các thiết bị di động VAS, Dịch vụ thẻ EMV, Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử… sẽ đều được vận dụng trên nền tảng của hệ thống thanh toán điện tử mới do FPT cung cấp.

Myanmar là mắt xích quan trọng trong mục tiêu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài của FPT.

Myanmar là mắt xích quan trọng trong mục tiêu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài của FPT năm 2020.

Theo PTGĐ FPT Dương Dũng Triều, Myanmar sẽ là một trong những mắt xích quan trọng của FPT trong mục tiêu 1 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào năm 2020. Ngoài việc tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và chính phủ Myanmar, FPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân phối các sản phẩm công nghệ với hai mảng kinh doanh chính là thiết bị công nghệ thông tin - viễn thông, điện thoại di động.

Bên cạnh đó, FPT sẽ triển khai dịch vụ viễn thông hạ tầng mạng cho một số tập đoàn, công ty ở Myanmar; cung cấp băng thông rộng. Ở lĩnh vực phần mềm, tháng 6/2015, FPT đã đưa vào hoạt động Trung tâm Ủy thác Dịch vụ công nghệ thông tin (IT Outsourcing) ở thành phố Yangon với mục tiêu trước mắt là cung cấp nguồn nhân lực cho các dự án với khách hàng Nhật Bản.

FPT chính thức mở văn phòng ở Myanmar từ tháng 7/2013. Trong năm 2015, FPT IS đã khởi động dự án triển khai giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Tập đoàn United Paints Group (UPG) của Myanmar. Dự án được triển khai cho trụ sở chính, nhà máy, 5 chi nhánh ở Myanmar và một công ty con ở Singapore của UPG.

Năm 2015, FPT cũng là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông. Giấy phép có thời hạn 15 năm, cho phép FPT triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia ở Myanmar, tạo cơ sở cho việc phát triển dịch vụ Internet ở đây.

Bên cạnh đó, FPT còn thực hiện nhiều dự án quan trọng như Cổng thông tin quốc gia Myanmar, Triển khai hạ tầng mạng ở trung tâm dữ liệu Ooredoo; Hệ thống quản lý phân phối, bán hàng (DMS) cho MMI…

>> FPT và câu chuyện đem khát vọng công nghệ 'đổ bộ' Myanmar

Thiên Bình tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét