Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

AAG gặp sự cố lần 2 từ đầu năm

Đại diện VNPT cho hay, tuyến cáp Asia - America Gateway (AAG) gặp sự cố khoảng 20h ngày 18/2 ở hướng kết nối VN với Hong Kong.

Hiện đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG vẫn chưa có thông tin chính thức về sự cố lần này (địa điểm và thời gian khắc phục dự kiến) cho các ISP (nhà cung cấp dịch vụ mạng) ở VN.

aag-dut-1-7615-1470491656-4760-147383852

AAG vừa gặp sự khiến Internet VN đi quốc tế gặp tác động. Khi xảy ra sự việc, các nhà mạng trong nước đã chủ động định tuyến lưu lượng Internet sang các hướng khác để bảo đảm thông suốt mạng lưới. Ảnh: Techradar.

Cách đây hơn một tháng, vào 9h sáng ngày 8/1, tuyến cáp AAG cũng đã gặp sự cố rò điện khiến sụt nguồn, hệ thống phải sửa chữa, bảo trì. Sự cố mới nhất của AAG là lần thứ hai tuyến cáp này gặp sự cố tính riêng trong năm 2017.

Kể từ khi được đưa vào khai thác đến nay, tuyến cáp quang biển AAG đã nhiều lần gặp sự cố khiến việc truy cập Internet từ VN đi quốc tế bị chập chờn, thậm chí có thời điểm rất khó tiến hành giao dịch. Trong năm 2016, đã có 4 lần cáp AAG gặp sự cố và được bảo trì, lần lượt vào các tháng 3, 6, 8 và đầu tháng 9/2016. Trước đó, năm 2014 là tuyến cáp này trục trặc 2 lần và năm 2015 là 3 lần. Tính đến năm 2016, hơn 60% Internet quốc tế của VN đi qua AAG.

Mới đây, 4 nhà mạng ở Việt nam vừa đưa vào khai thác tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway (APG) được kỳ vọng giúp Internet từ VN đi quốc tế nhanh hơn. APG có băng thông 54 Tb/s, gấp nhiều lần so với mức 2,88 Tb/s của AAG. Tổng chiều dài tuyến cáp APG là 10.400 km, có giá trị đầu tư toàn tuyến khoảng 600 triệu USD.

Ngoài tuyến cáp AAG, tính từ đầu 2017, Internet ở VN cũng bị tác động bởi sự cố kép của tuyến cáp IA (Liên Á) vào ngày 10/1 và 11/1, với lỗi tương tự nhưng ở gần nhánh đi Singapore.

Tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (AAG) có chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang này bắt đầu từ Malaysia và kết cuối ở Mỹ, với các điểm cập bờ ở Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (VN), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào VN nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.

>>FPT Telecom nâng băng thông gấp đôi Miễn phí

Chi Vy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét