Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

FPT Japan mở rộng cơ hội hợp tác trong mảng vi mạch

Chương trình đã thu hút 40 chuyên gia và kỹ sư làm việc trọng lĩnh vực vi mạch (LSI) trong và ngoài FPT cùng Ban lãnh đạo đơn vị tham dự.

Theo Giám đốc FPT Automotive Nguyễn Đức Kính, thị trường vi mạch Nhật tuy có chững lại những năm gần đây nhưng lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn đang đóng vai trò quan trọng bậc nhất cho nền kinh tế Nhật. FPT đang có rất nhiều cơ hội ở đây. Do đó, FPT hơn lúc nào hết cần củng cố năng lực để tập trung cho thị trường trọng điểm Nhật Bản, trở thành công ty đứng đầu Đông Nam Á về lĩnh vực cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, giải pháp, trong đó chú trọng vào mảng Automotive, bao gồm cả software và hardware mà cụ thể là thiết kế vi mạch.

Riêng với thiết kế vi mạch, Giám đốc FGA.LSI Nguyễn Thanh Yên dành thời gian nói về những kết quả mà LSI đã đạt được ở thị trường Nhật. Hiện, FPT tập trung vào những dịch vụ được xác định là mảng dễ tăng trưởng ở Nhật như full custom layout, analog circuit design và RTL verification.

Chương trình đã thu hút khoảng 40 chuyên gia và kỹ sư làm việc trọng lĩnh vực vi mạch (LSI) trong và ngoài FPT cùng Ban lãnh đạo đơn vị tham dự.

Chương trình đã thu hút khoảng 40 chuyên gia và kỹ sư làm việc trọng lĩnh vực vi mạch (LSI) trong và ngoài FPT cùng Ban lãnh đạo đơn vị tham dự. Ảnh: Lê Thị Lâm.

Điều này cũng được đại diện từ VDEC và giảng viên trường đại học Tokyo là anh Nguyễn Ngọc Mai Khanh nhấn mạnh: “Thị trường vi mạch ở Nhật trong mảng Analog layout /RF không bao giờ thiếu việc vì các sản phẩm hiện giờ và tương lai đều sử dụng các sensor, IC analog, quản lý năng lượng (power management). IoT đang là xu hướng hiện giờ và dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương lai”. Vì vậy, anh Khanh muốn phát triển mô hình hợp tác với FPT Japan để thu hút những chuyên gia làm vi mạch ở Nhật trong việc thiết kế IC cho IoT.

Anh Khanh cũng là người giới thiệu về hệ thống vi mạch cảm ứng điện từ. Trên thế giới, để hack được PC, có nhiều cách mà không cần can thiệp trực tiếp vào phần cứng. Các cách thức được biết đến hiện giờ bao gồm: sử dụng tiếng ồn, độ trễ thời gian… để hack; hoặc được biết đến với tên gọi “side channel attack” - tấn công ngang hông. Hiện nay, việc hack PC bằng cách sử dụng tiếng ồn đã được thực hiện thành công.

Mặc dù không làm về phần mềm hay phần cứng, song anh Đỗ Thành Quân, Kohno Laboratory, đã đưa ra hướng hợp tác với FPT bằng việc giới thiệu sensor cho người dùng trong y học.

Trả lời cho chủ đề này, Giám đốc FPT Japan Trần Đăng Hòa cho hay, chiến lược của FPT là làm dịch vụ. “FPT định hướng là làm dịch vụ cho các hãng lớn trên thế giới như Apple, Tesla, Toyota… để tạo ra sản phẩm mới, cạnh tranh với các hãng khác”, anh nói.

Giống với quy định của tập đoàn, FPT Japan định hướng sẽ sử dụng 5% doanh thu cho việc phát triển R&D. Nhưng hiện giờ mới chỉ chi một phần cho automotive. Vì vậy, việc hợp tác thực hiện dự án với các doanh nghiệp bên ngoài cần đưa ra chi tiết kế hoạch, cách thực hiện, và kết quả.

Trước đó, anh Hòa cũng chia sẻ về tỷ trọng giữa các ngành trong kinh tế Nhật Bản và định hướng hardware của FPT.

Cũng trong buổi hội thảo này, anh Nguyễn Minh Dũng, giảng viên ở đại học Tokyo, đã có bài giới thiệu về MEMS và tiềm năng App vô cùng lớn của các cảm biến dựa trên công nghệ MEMS trong lĩnh vực xây dựng, giám sát chất lượng cầu đường. Điểm nhấn quan trọng là làm sao để ngày càng hạ được giá thành của các cảm biến này, dễ dàng tích hợp với các hệ thống sẵn có để có thể triển khai trên diện rộng, và đó cũng là gợi ý cho hợp tác giữa vi mạch, mems và cloud (thế mạnh của FPT) trong xu thể IoT đang phát triển mạnh mẽ hiện giờ.

Trong phần giao lưu, Ban lãnh đạo FPT Japan cũng giải đáp thắc mắc của các thành viên tham dự. Chẳng hạn, mục tiêu cụ thể của việc FPT mua ô tô về lắp ráp lại là muốn bổ sung kiến thức về mảng automotive, từ thiết kế, chế tạo cơ khí, tới điều khiển điện tử, tự động, tiến tới cung cấp được dịch vụ cho khác hàng.

Buối giao lưu đầu tiên được tổ chức rất thành công, hứa hẹn mở ra chuỗi các sự kiện gắn kết cộng đồng những người làm nghiên cứu và các kỹ sư, chuyên gia thiết kế vi mạch, phần cứng ở Nhật Bản và VN trong tương lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghành thiết kế vi mạch phần cứng điện tử VN.

Tiểu Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét