Phiên sáng 13/7, cổ phiếu FPT có giá tham chiếu 38.800 đồng. Tuy nhiên, ngay khi mở sàn, mã chứng khoán nhà F đã tràn sắc xanh, ở mức giá thấp nhất là 39.500 đồng. Sau đó, FPT duy trì mức tăng ấn tượng, lên cao nhất là 40.800 đồng, tăng 2.000 đồng so với giá tham chiếu, tương ứng 4,4%.
Có mức tăng lớn nhất trong nhóm VN 30 dẫn dắt thị trường, FPT được kỳ vọng tiếp tục duy trì sự tích cực trong phiên buổi chiều. |
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng thứ Sáu (11h30), mã FPT đang đứng giá 40.400 đồng (tăng 4,1%) với gần 800.000 đơn vị được sang tay, nhiều hơn cả phiên ngày 12/7 (hơn 680.000 cổ phiếu).
Hôm nay là phiên giao dịch thứ 10 trong tháng 7 của cổ phiếu nhà F, với 6 giảm, 3 tăng, từ mức giá 40.200 đồng ngày 2/7, mã FPT đang “lấy lại những gì đã mất” sau chuỗi ngày thị trường chứng khoán VN đỏ lửa do tác động chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Trong khi đó, VN-Index hiện tăng 11 điểm (1,2%) lên 909,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trị giá gần 1.400 tỷ đồng.
Những diễn biến tích cực của mã FPT liên quan việc tối ngày 12/7, Tập đoàn công bố mua 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), công ty được Consulting Magazine kiểm tra là một trong những thương hiệu tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ.
Thương vụ này sẽ giúp FPT nâng tầm vị thế công nghệ, trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và toàn diện hơn cho KH, từ khâu tư vấn chiến lược, thiết kế đến triển khai, bảo hành bảo trì, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số. Sự kết hợp giữa thế mạnh của FPT và Intellinet cũng giúp FPT đẩy mạnh hoạt động ở thị trường Mỹ cũng như giúp Intellinet trở thành công ty tư vấn toàn cầu.
Thành lập từ năm 1993, với doanh thu 30 triệu USD năm 2017, Intellinet được Consulting Magazine kiểm tra là một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Mỹ (dựa trên tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2013-2016). Intellinet có trụ sở chính ở Atlanta (Mỹ), hoạt động trong lĩnh vực tư vấn công nghệ với 150 chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm chuyên sâu và 200 KH lớn, trong đó có nhiều KH trong Playlist Fortune 500.
Mỹ là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của FPT. Trong năm 2017, thị trường này đã mang về cho FPT 50 triệu USD, tăng trưởng 17% so với năm 2016. Tại Mỹ, FPT đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 200 KH trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, y tế, ngân hàng - tài chính, viễn thông, ô tô….
Xuất khẩu phần mềm là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Trong nhiều năm qua, doanh thu từ mảng hoạt động này của FPT luôn tăng trưởng trung bình trên 30%/năm và dự kiến sẽ đóng góp 50% vào tổng doanh thu của Tập đoàn. Trong 5 tháng đầu năm 2018, doanh thu mảng xuất khẩu phầm mềm của FPT đạt 2.869 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, chiếm 34% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn.
Sau hành trình gần 20 năm đi đầu trong ngành xuất khẩu phần mềm ở VN, góp phần đưa VN trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về dịch vụ phần mềm, FPT đang nỗ lực để xuất khẩu phần mềm VN có vị trí cao hơn.
>>Chủ tịch FPT: ‘Thương vụ mua Intellinet có thể đến 50 triệu USD’
Tân Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét